st1:* { BEHAVIOR: url(#ieooui) } TABLE.MsoNormalTable { FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: "Times New Roman"; mso-style-name: "Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size: 0; mso-tstyle-colband-size: 0; mso-style-noshow: yes; mso-style-parent: ""; mso-padding-alt: 0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin: 0cm; mso-para-margin-bottom: .0001pt; mso-pagination: widow-orphan; mso-ansi-language: #0400; mso-fareast-language: #0400; mso-bidi-language: #0400 } Từ ngày 2-4/8, trong khuôn khổ hội thảo quốc tế với chủ đề "Công nghệ điện tử-truyền thông và các lĩnh vực liên quan" (ATC 2011), tại Đà Nẵng, hội thảo chuyên đề về “Thông tin và định vị vì sự phát triển kinh tế biển Việt Nam" đã được tổ chức.
Hội thảo thu hút sự tham dự của các nhà khoa học, nhà chế tạo và các chuyên gia hoạch định chính sách, quản lý-phát triển công nghệ điện tử-truyền thông trên biển.
Đánh giá ứng dụng hội tụ trong công nghệ thông tin và truyền thông, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nói chung, kinh tế biển nói riêng, giáo sư Nguyễn Văn Ngọ, Hội Vô tuyến-Điện tử Việt Nam nhìn nhận chúng ta đã có những điển hình về vận sáng tạo xu thế hội tụ công nghệ, thúc đẩy sự phát triển.
Một trong những điển hình đó là thành công của Viettel trong sản xuất thiết bị Seaphone 6810, kết hợp điện thoại di động (GMS), đầu thu định vị toàn cầu (GPS) và máy thu thanh AM/FM dùng cho các tàu đánh cá xa bờ. Thiết bị này cho phép tàu đánh cá xa bờ liên lạc thoại với đất liền, với tàu tuần tra của Hải quân cũng như giữa các tàu với nhau.
Trong tương lai rất gần, Viettel Technologies sẽ phát triển một hệ phần mềm đặc biệt cho Seaphone 6810, để thiết bị này này có thể hỗ trợ công tác giám sát, cứu hộ, cứu nạn trên biển. Cơ chế đa truy nhập của hệ thống (TDMA) có thể đồng bộ từ trạm trung tâm hoặc dựa vào thời gian của đồng hồ vệ tinh thu nhận qua tín hiệu GPS để xác định khe truyền.
Đối tượng mà hệ thống mang đến ứng dụng là các tàu thuyền, tàu cá trên biển, nơi mà các hệ thống quản lý giám sát theo các ứng dụng từ công nghệ khác chưa thể thực hiện được.
Ngoài ra, hệ thống có thể được mở rộng thông qua xây dựng mô hình adhoc giữa các tàu thuyền trên biển với mục tiêu mở rộng tầm phủ sóng (ra ngoài tầm phủ sóng của trạm trung tâm); tích hợp thêm nhiều chức năng...
Theo kỹ sư Phan Ngọc Quang, thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam, để quản lý luồng lạch dẫn vào các cảng biển, cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống quản lý hiện đại.
Một hệ thống quản lý giao thông hàng hải (gọi tắt là hệ thống VTS) ứng dụng công nghệ hiện đại nếu sớm được đưa vào khai thác sẽ có ý nghĩa rất thiết thực tại Việt Nam.
Với VTS, thông qua hệ thống nhận dạng AIS, có thể theo dõi sự di chuyển của phương tiện vận tải thủy, hỗ trợ đắc lực cho công tác điều hành và quản lý hàng hải, góp phần giảm thiểu tai nạn, hạn chế ách tắc luồng tàu, bảo vệ tốt môi trường.
Phát triển cảng biển hiện là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Hiện ở Việt Nam có khoảng 49 cảng lớn nhỏ, tương ứng với khoảng 266 cầu cảng trải đều khắp đất nước.
Trên cơ sở quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030, hệ thống VTS sẽ dự kiến được triển khai tại các cảng tổng hợp quốc gia-trung chuyển quốc tế, cửa ngõ quốc tế, sau đó tiếp tục triển khai tại các cảng đầu mối-cảng khu vực, hình thành một mạng lưới VTS thống nhất đồng bộ trên cả nước.
Trong nhiều tiện ích và hiệu quả của hệ thống VTS, đáng chú ý là VTS sẽ tham gia đắc lực vào bảo vệ an ninh trên luồng và các vùng nước cảng biển lân cận, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là hỗ trợ giám sát quản lý hoạt động hàng hải, theo dõi vị trí tàu, hướng di chuyển, tốc độ./. TTXVN