25/07/2013

Ngày 13/6/2013, Cục trưởng Cục HHVN ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo MOU vào cuối năm 2014. Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu của Đề án, Cục HHVN xây dựng kế hoạch thực hiện trong những tháng còn lại của năm 2013 và năm 2014 để triển khai thực hiện với mục tiêu phấn đấu hết năm 2014, đội tàu biển Việt Nam được đưa ra khỏi “Danh sách đen” của Tokyo MOU về kiểm tra nhà nước cảng biển. Cục trưởng yêu cầu đảm bảo nâng cao chất lượng kỹ thuật tàu biển, chất lượng thuyền viên và chất lượng công tác kiểm tra, giám sát tàu biển để góp phần tích cực vào mục tiêu đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo MOU vào cuối năm 2014. Theo đó, những nhiệm vụ cấp bách, cần làm ngay đó là tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho các chủ tàu, cơ sở đào tạo và các tổ chức cá nhân liên quan; hoàn thiện quy chế phối hợp giữa Cục HHVN và Cục ĐKVN trong công tác kiểm tra tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế; tổng hợp phân tích các khiếm khuyết nghiêm trọng để đưa ra các giải pháp phù hợp; tăng cường trao đổi, hợp tác song phương với các nước trong thỏa thuận khu vực Tokyo MOU về công tác kiểm tra nhà nước cảng biển; tập huấn nghiệp vụ cho các sỹ quan kiểm tra tàu biển; kiểm tra công tác đào tạo, huấn luyện, thi và cấp chứng chỉ chuyên môn sỹ quan thuyền viên, thực thi công vụ; xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Kế hoạch thực hiện Trong quý IV/2013, quý II/2014 tại khu vực miền Bắc, miền Nam, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến an tòan, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho các chủ tàu, cơ sở đào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan Phổ biến chiến dịch kiểm tra tập trung (CIC) của Tokyo MOU cho các chủ tàu vào tháng 7/2013, quý III/2014 tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Hải Phòng. Từ 16/7 đến 15/8 hàng năm, 06/01 đến 15/02 hàng năm, triển khai áp dụng chiến dịch kiểm tra tập trung đối với đội tàu biển Việt Nam đối với tất cả các tàu biển Việt Nam trong vùng nước cảng biển Việt Nam; tháng cao điểm an toàn giao thông. Tổng hợp, phân tích các khiếm khuyết nghiêm trọng đối với tàu biển Việt Nam bị kiểm tra PSC ở Trung Quốc. Thành lập đoàn công tác (Bộ GTVT, Cục HHVN và Cục ĐKVN) làm việc với Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc (MSA) về tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực PSC và Chính quyền hàng hải của Indonesia, Philippines, Thailand và Singapore vào tháng 9/2013. Thường xuyên tăng cường trao đổi, hợp tác với các nước về PSC qua các cuộc họp, tiếp xúc song phương; tranh thủ tối đa sự hỗ trợ kỹ thuật của Tokyo MOU và IMO cho Việt Nam về công tác triển khai thực hiện PSC. Tháng 07/2013, hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa Cục HHVN và Cục ĐKVN (Cảng vụ và Chi cục Đăng kiểm) và phối hợp Cục ĐKVN để xác định “Danh sách đen” các chủ tàu Việt Nam. Xây dựng kế hoạch rà soát, sửa đổi và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã đề xuất trong Đề án để đăng ký bổ sung năm 2013 hoặc đưa vào kế hoạch xây dựng văn bản pháp luật năm 2014 trong tháng 7/2013. Tổ chức tập huấn cho các sỹ quan kiểm tra tàu biển của các cảng vụ hàng hải; triển khai thực hiện chiến dịch CIC năm 2013, 2014; hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nhà nước cảng biển đối với công ước MLC, 2006 trong tháng 7/2013, quý II/2014 khu vực miền Bắc, miền Nam. Thường xuyên thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với các tàu biển Việt Nam xuất cảnh đi họat động tuyến quốc tế. Quý III/2013, quý II/2014 triển khai kiểm tra các cơ sở đào tạo, huấn luyện, thi và cấp chứng chỉ chuyên môn sỹ quan, thuyền viên;. Triển khai kiểm tra việc thực thi công vụ của các sỹ quan kiểm tra tàu biển ở các Cảng vụ hàng hải kết hợp vào các đợt kiểm tra công tác an toàn của Cảng vụ hàng năm. Trong quý III/2013 và quý II/2014 làm việc với các chủ tàu có nhiều lượt tàu bị lưu giữ trong thời gian qua, chú trọng việc thanh toán các chế độ cho thuyền viên. Triển khai công tác thi đua khen thưởng tại sơ kết 6 tháng và tổng kết năm. Tổng hợp khó khăn vướng mắc của chủ tàu, đề xuất cơ chế hỗ trợ phù hợp để cho các chủ tàu phát triển vào quý IV/2013 Hướng dẫn triển khai thực hiện Công ước Lao động hàng hải MLC cho các chủ tàu, Cảng vụ hàng hải… vào tháng 7/2013 và quý II/2014 khu vực miền Bắc, miền Nam. Phân công thực hiện kế hoạch Phòng An toàn-an ninh hàng hải: Chủ trì tổng hợp, tham mưu đề xuất xử lý các công việc liên quan đến tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài; phối hợp với Cục ĐKVN xây dựng quy chế phối hợp giữa hai Cục trong công tác kiểm tra tàu biển và phân tích các khiếm khuyết nghiêm trọng đối với tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài; tham mưu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Cảng vụ hàng hải trong việc thực hiện công tác kiểm tra tàu biển; tham mưu tổ chức đào tạo, huấn luyện cho các sỹ quan kiểm tra tàu biển; chủ trì liên hệ với Tokyo MOU để tận dụng tối đa sự hỗ trợ kỹ thuật của Tokyo MOU đối với Việt Nam và sự hỗ trợ của các thành viên Tokyo MOU đối với việc kiểm tra tàu biển Việt Nam; chủ trì xây dựng Thông tư quy định tiêu chuẩn chuyên môn của các sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam, sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển và xử lý vi phạm công vụ, Thông tư quy định chế độ đãi ngộ đặc thù đối với sỹ quan kiểm tra tàu biển, Thông tư thu phí kiểm tra lại tàu biển. Thanh tra hàng hải: Chủ trì tham mưu việc kiểm tra công tác thi, cấp chứng chỉ chuyên môn tại các cơ sở huấn luyện thuyền viên; chủ trì tham mưu công tác kiểm tra việc cấp giấy phép rời cảng, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu biển, cấp giấy chứng nhận phù hợp DOC, SMC. Phòng Pháp chế: Chủ trì tham mưu công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật hàng hải, các điều ước quốc tế tới chủ tàu, thuyền viên và các cơ sở đào tạo; bổ sung kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong Đề án để Bộ GTVT phê duyệt. Phòng Kế hoạch-Tài chính: Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch. Phòng Vận tải-Dịch vụ hàng hải: Chủ trì, tham mưu xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý thuyền viên và chủ tàu; chủ trì xây dựng Nghị định quy định chính sách ưu đãi đối với thuyền viên; Nghị định quản lý kinh doanh dịch vụ vận tải biển; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ chủ tàu; hướng dẫn triển khai thực hiện Công ước MLC 2006. Phòng Tổ chức cán bộ: Giám sát việc thi sỹ quan hàng hải, huấn luyện thuyền viên tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên; tham mưu đề xuất với Bộ GTVT trong việc xử lý các cơ sở đào tạo không đủ điều kiện yêu cầu; chủ trì tham mưu công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật đối với những sỹ quan kiểm tra có hành vi vi phạm cũng như xem xét trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; tham mưu, chỉ đạo các cơ sở đào tạo triển khai Đề án, triển khai thực hiện các quy định của Công ước STCW 78/95 sửa đổi 2010. Phòng Hợp tác quốc tế và Văn phòng IMO Việt Nam: Chủ trì việc liên hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan (IMO, ILO…), tận dụng tối đa sự hỗ trợ kỹ thuật trong công tác huấn luyện sỹ quan kiểm tra tàu biển và hỗ trợ đội tàu Việt Nam qua công tác kiểm tra nhà nước cảng biển; tăng cường trao đổi, hợp tác song phương với các nước về kiểm tra nhà nước cảng biển. Các Cảng vụ hàng hải: Triển khai thực hiện kiểm tra tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế theo đúng chỉ đạo của Cục HHVN và Bộ GTVT; giám sát việc thực thi công vụ của Sỹ quan kiểm tra tàu biển; điều tra xác minh làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan đối với những tàu bị lưu giữ có nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng khi tàu về cập cảng; phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; tuyển dụng, bố trí và đào tạo các sỹ quan kiểm tra tàu biển có trình độ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu kiểm tra tàu biển; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển; hướng dẫn các chủ tàu, thuyền viên trong việc duy trì trạng thái kỹ thuật tàu và những nội dung trọng tâm mà các sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển của nước ngoài thường kiểm tra khi xuống tàu; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của chủ tàu tham mưu đề xuất Cục HHVN xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến kiểm tra tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế. Tạp chí Hàng hải: Tăng cường đăng các bài, tin về hoạt động kiểm tra nhà nước cảng biển; tăng cường đăng các bài, tin về các quy định pháp luật của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển. Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh.

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :25234267
    • Online: 23