Nhằm hoàn thiện nội dung của Đề án nghiên cứu, đề xuất gia nhập Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển 1999, chiều ngày 21/11, tại Cục HHVN đã diễn ra cuộc họp lần thứ 2 của Đề án này dưới sự chủ trì của Phó Cục trưởng Bùi Thiên Thu. Tham dự Cuộc họp có đại diện các phòng tham mưu Cục HHVN, Vụ Pháp chế và Vụ HTQT – Bộ GTVT, Tổng công ty HHVN, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, công ty vận tải biển, các luật sư… Trước đó, vào ngày 16/10, tại Cuộc họp lần 1, sau khi nghe ý kiến góp ý của đại diện các phòng chuyên môn, Tổ soạn thảo đã tiếp thu và hoàn thiện Đề án một cách đầy đủ hơn. Vì vậy, Cuộc họp lần 2 này, mục đích là nghe các ý kiến của đại diện Bộ GTVT, Hiệp hội Chủ tàu, Tổng công ty HHVN và các luật sư nhằm giúp cho Đề án có tính thực tiễn và việc gia nhập sẽ trở nên thuận lợi hơn.Phó Cục trưởng Bùi Thiên Thu chủ trì Cuộc họp
Theo Phó Cục trưởng Bùi Thiên Thu, báo cáo cần chỉ ra được sự cần thiết gia nhập Công ước, cũng như những thuận lợi cũng như khó khăn khi gia nhập, và cần phải xem xét tình hình thực tế cũng như lộ trình gia nhập Công ước. Theo báo cáo của Tổ nghiên cứu do Phó Trưởng phòng Pháp chế Đặng Thanh Hà trình bày, Đề án đã nêu lên được sự cần thiết phải gia nhập Công ước khi số lượng tàu biển Việt Nam bị bắt giữ ở nước ngoài tăng nhanh chóng, trong đó tranh chấp thương mại hàng hải là nguyên nhân chính và thường thấy trong các vụ kiện bắt giữ tàu. Bên cạnh đó, các tàu biển nước ngoài bị bắt giữ tại Việt Nam cũng gia tăng. Việc gia nhập Công ước sẽ tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động bắt giữ tàu biển tại Việt Nam cũng như đảm bảo đầy đủ quyền lợi khi tàu Việt Nam bị bắt giữ tại nước ngoài.Phó Trưởng phòng Pháp chế Đặng Thanh Hà trình bày Đề án Đề án cũng đưa ra quyền và nghĩa vụ của Việt Nam khi gia nhập Công ước, thuận lợi và khó khăn khi gia nhập… Theo đề xuất lộ trình gia nhập Công ước, năm 2014-2015: Đề nghị Bộ GTVT lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh hộ sơ trình Thủ tướng xem xét quyết định; năm 2015-2016: Đề nghị tiến hành thủ tục gia nhập Công ước sau khi được Thủ tướng chấp thuận bằng đường ngoại giao (qua Bộ Ngoại giao) thông qua việc gửi văn kiện gia nhập Công ước tới Tổng thư ký IMO.