17/01/2015

Hai năm gần đây, thị trường hàng hải đang “ấm” dần lên.Tuy nhiên,trái ngược với nhu cầu thực tiễn, nhân lực sỹ quan,thuyền viên đang thiếu trầm trọng. Đó là chưa kể chất lượng thuyền viên chưa cao, chưa đạt tiêu chuẩn về ngoại ngữ, ý thức kỷ luật yếu… Đã đến lúc cần có sự thay đổi mang tính đột phá, xã hội hóa trong đào tạo thuyền viên. Theo thống kê đào tạo của các trường Đại học Hàng hải, ĐH GTVT và Trung học Hàng hải cho thấy số học viên tốt nghiệp hằng năm của các ngành Điều khiển tàu biển, Máy khai thác, Điện tàu thuỷ khoảng 13.000 người. Ngoài nhóm trường trên, các trường Dân lập Bách nghệ Hải Phòng, một số trường Thuỷ sản cũng đào tạo và cung cấp cho ngành hàng hải một số lượng thuyền viên đáng kể. Tuy nhiên, không phải tất cả số sinh viên tốt nghiệp về hàng hải đều làm việc trên tàu. Một lượng lớn sỹ quan, thuyền viên đã thành công trong ngành Hàng hải do nhiều yếu tố cũng không đi tàu nữa. Điều này khiến số lượng thuyền viên hao hụt nhiều. Dự tính đến năm 2013, Việt Nam thiếu hụt hàng trăm sỹ quan, trong đó chủ yếu là sỹ quan quản lý. Còn số lượng thuyền viên thiếu tới hàng nghìn người. Về trình độ, chất lượng sỹ quan, thuyền viên qua khảo sát cho thấy: Dù số lượng vài năm qua có tăng, nhưng khả năng giao tiếp ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, kỹ năng thực hành chưa thuần thục… Vì thế, cần thiết cần sự thay đổi mạnh mẽ trong quy trình đào tào thuyền viên là hết sức cấp thiết. Trao đổi với TBKTVN, ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải cho biết: “Chúng ta có 3.000km bờ biển và hàng triệu km vuông vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Để hướng tới mục tiêu đưa vận tải biển trở thành trọng điểm phát triển kinh tế biển, thì ngoài thu nhập cước vận tải và dịch vụ, phải đảm bảo đội ngũ thuyền viên cho đội tàu trong nước, đồng thời, nâng cấp chất lượng thuyền viên hướng ra “xuất khẩu nhân lực” tạo nguồn thu nhập mới cho ngành vận tải biển. Vừa qua, Cục đã trình Bộ GTVT Đề án về mô hình đào tạo sỹ quan, thuyền viên tại trường ĐH Hàng hải VN với mức không hạn chế. Trong đó, nhấn mạnh quy trình đào tạo sẽ được xây dựng trên chương trình mẫu của Tổ chức hàng hải thế giới (IMO), tổng thời gian đào tạo trên bờ là 18 tháng và 12 tháng thực tập nghiệp vụ trên các tàu biển. Khóa học sẽ đào tạo chuyên sâu về kỹ năng nghề và Tiếng Anh. Ông Nhật tâm sự: “Đặc biệt, các thuyền viên sau khi hoàn thành khóa học lý thuyết sẽ được Trường đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam cấp giấy chứng nhận là: Thủy thủ, Thợ máy trực ca để làm sổ thuyền viên và hộ chiếu thuyền viên theo quy định hiện hành. Từ đó, học viên sẽ được đi thực tập trên tàu biển tối thiểu 12 tháng. Trong quá trình đào tạo, Trường cũng đẩy mạnh phối hợp xã hội hóa cung cấp nhân lực cho các công ty, lắng nghe ý kiến phải hồi từ các DN hàng hải, từ đó, điều chỉnh trương trình dạy và học cho phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, sẽ tiếp tục nâng cao năng lực theo hướng đột phá, tập trung, các chương trình học sẽ được thường xuyên nâng cấp, cập nhật đáp ứng các yêu cầu của DN vận tải nước ngoài. Chú trọng thêm những kiến thức về phong tục, tập quán, giao tiếp, ứng xử với người nước ngoài đã được đưa vào chương trình giáo dục định hướng với nội dung phong phú và thời lượng đầy đủ hơn. Vừa qua, Công đoàn Hàng hải Việt Nam cũng tiếp tục duy trì và đẩy mạnh Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam (VSUP), Dự án đào tạo huấn luyện thuyền viên Việt Nam (VCTC) do Công đoàn toàn Thuỷ thủ Nhật Bản tài trợ. Đặc biệt các Trường đã tiến hành liên doanh, liên kết, xin đầu tư bằng nguồn vốn ODA để bổ sung trang thiết bị huấn luyện như thiết bị mô phỏng buồng máy, mô phỏng RADAR, GMDSS, ARPA… mục tiêu sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe nhất mà Chủ tàu, DN vận tải yêu cầu. Theo tìm hiểu của phóng viên TBKTVN, với việc mở rộng đào tạo sỹ quan, thuyền viên ở mức “không hạn chế”, điều kiện thi tuyển dành cho tất các các đối tượng Tốt nghiệp PTTH nên sẽ tạo việc làm cho rất nhiều bạn trẻ trên cả nước. Từ đây, họ sẽ có thêm một “kênh” việc làm mới có thu nhập ổn định trong tương lai. Bổ sung cho quan điểm này, vị Cục trưởng Cục Hàng hải khẳng định: “Không chỉ dừng lại ở tìm việc làm. Thời gian tới, Cục sẽ đặt mục tiêu đột phá, đẩy mạnh “xuất khẩu nhân lực sỹ quan, thuyền viên tàu biển”. Đây là “một mũi tên trúng 2 đích” khi vừa tạo việc làm cho người lao động, vừa thu về số lượng kinh phí không nhỏ cho đất nước trong tương lai”. ĐINH TỊNH

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :21091111
    • Online: 102