09/08/2013

Thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) cảng biển cũng như hãng tàu liên tục phản ánh mức phí hàng hải ở khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải cao hơn nhiều lần so với các cảng khác trong khu vực, đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng xem xét giảm thêm các loại phí để tăng sức cạnh tranh trong việc thu hút tàu mẹ cập cảng. Tuy nhiên, liệu việc này có đạt hiệu quả hay chỉ làm tăng thâm hụt ngân sách và công tác điều hành cảng biển càng thêm khó khăn? Doanh nghiệp than khó vì phí Dù có rất nhiều lợi thế để trở thành cảng trung chuyển tầm cỡ khu vực và thế giới song đến nay, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải lại đang gặp nhiều khó khăn do lượng hàng quá ít so với công suất thiết kế và các tuyến tàu mẹ cập cảng giảm mạnh từ 16 xuống còn 8 tuyến. Nhiều DN cho rằng nguyên nhân một phần do các loại phí ở đây quá cao so với các cảng trong khu vực, chính điều này làm mất đi sức hấp dẫn trong việc thu hút các hãng tàu cập cảng. Ông Thạch Tòa An - Giám đốc Công ty TNHH Mitsui O.S.K Lines Việt Nam - cho biết, cùng một con tàu nhưng nếu vào làm hàng ở Cái Mép - Thị Vải phải gánh mức phí cao hơn nhiều so với các cảng khác trong khu vực như Hongkong, Singapore... Chẳng hạn một chuyến tàu trọng tải 75.803 DWT vào làm hàng ở Cái Mép - Thị Vải phải đóng tổng các loại phí lên đến 14.237 USD, trong khi đó ở các cảng Hongkong và Singapore chỉ tốn 2.400 USD và 5.620 USD/chuyến. Điều này khiến sức cạnh tranh của các cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải không hấp dẫn bằng những cảng khác ở khu vực. Không chỉ chịu phí cao mà các hãng tàu hiện nay còn phải gánh những loại phí rất vô lý như thuê ca nô dẹp luồng. Ông An cho biết, mỗi chuyến tàu vào cảng làm hàng, các hãng đã phải đóng phí bảo đảm hàng hải, thế nhưng trên thực tế các ghe thuyền, đăng đáy của người dân vẫn vô tư vi phạm, gây cản trở luồng tàu chạy, làm mất an toàn, an ninh hàng hải. Vì lẽ đó, các hãng tàu buộc phải đóng phí ca nô dẹp luồng. Như vậy, phải mất đến hai lần phí cho cùng một công việc, đây là điều phi lý, gây bức xúc lớn trong các hãng tàu. Ngoài ra, một số hãng cho rằng, dù thời gian qua, các bộ, ngành đã có chính sách giảm phí cho số tàu trên 50.000 DWT vào làm hàng, nhưng trong bối cảnh thiếu hụt hàng hóa như hiện nay, các hãng mong muốn tiếp tục được giảm phí cho các tàu có trọng tải nhỏ hơn. Đồng thời, hiện nay mức phí vào làm hàng ở cảng Cái Mép - Thị Vải cũng cao hơn so với các cảng trong khu vực như Hongkong, Singapore, do vậy thời gian tới các co quan quản lý nên xem xét giảm thêm để tăng sức hấp dẫn. Đại diện Cảng quốc tế Sài Gòn (SITV) cũng bức xúc việc dù cảng này nằm ngoài khu công nghiệp (KCN) nhưng vẫn phải đóng phí sử dụng hạ tầng KCN. Đặc biệt từ đầu năm 2013, mức phí này lại tăng từ 0,1USD/m2/năm lên 0,12USD/m2/năm. Trong bối cảnh các DN cảng biển ở khu vực đang gặp nhiều khó khăn thì việc này lại tạo thêm gánh nặng cho họ. Cân nhắc kỹ việc giảm phíÔng Nguyễn Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - cho biết, để thu hút nhiều hãng tàu lớn vào các cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải, thời gian qua các bộ, ngành địa phương đã quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ cho tàu lớn vào làm hàng. Riêng với các tàu 50.000 DWT trở lên, hiện Bộ Tài chính cho áp dụng mức thu phí chỉ bằng 40 - 50% mức chung của toàn quốc. Tuy nhiên, số lượng tàu lớn ra vào cảng vẫn tiếp tục sụt giảm, nếu năm 2011 có 384 lượt thì đến năm 2012 giảm xuống 336 lượt và 6 tháng đầu năm 2013 mới đón 143 lượt. Ước tính cả năm 2013 cũng chỉ có thể đón 286 lượt tàu. Như vậy, yếu tố phí hàng hải không phải nhân tố quyết định thu hút tàu vào mà chủ yếu là do nguồn hàng chưa đáp ứng được. “Việc giảm phí trong giai đoạn hiện nay chưa đủ sức thu hút tàu có trọng tải lớn vào làm hàng ở khu vực Cái Mép - Thị Vải mà còn ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho hoạt động cung ứng hàng hải. Vì vậy, trước mắt Cục Hàng hải chủ trương giữ nguyên mức thu các loại phí, chưa điều chỉnh giảm. Khi nền kinh tế phục hồi, Cục sẽ rà soát tất cả biểu phí trên cơ sở so sánh với các quốc gia khác để điều chỉnh cho phù hợp”, Cục trưởng Nguyễn Nhật nhấn mạnh.
Cục trưởng Cục HHVN Nguyễn Nhật khảo sát Nhóm cảng biển số 5 Tuy nhiên, Cục trưởng cũng cho biết đối với một số loại phí không phù hợp như thuê ca nô dẹp luồng..., tới đây Cục sẽ đề xuất xóa bỏ, không bắt buộc các hãng tàu phải đóng, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng như Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam... tăng cường tuần tra, kiểm soát để dẹp bỏ nạn đăng đáy của người dân, đảm bảo an ninh cho luồng tàu chạy. Ngoài ra, theo ông, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cảng biển hiện nay, nhất là khu Cái Mép - Thị Vải thì vấn đề quan trọng nhất lúc này là tiếp tục rà soát lại các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ tàu, chủ hàng khi tới làm việc. Bên cạnh đó, các cơ quan khác như Hải quan, Cảng vụ... cần phối hợp nhịp nhàng, sớm ứng dụng công nghệ kỹ thuật để tạo thuận lợi khi làm thủ tục, đồng thời đẩy mạnh việc thu hút nguồn hàng từ Campuchia quá cảnh để bù đắp sự thiếu hụt hàng hóa. Theo http://congan.com.vn

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :21236163
    • Online: 169