19/11/2013

Được sự chấp thuận của Bộ GTVT, ngày 19/11, Cục HHVN phối hợp với Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tổ chức Khóa huấn luyện “Đánh giá an ninh cảng biển” cho những cán bộ phụ trách an ninh đến từ các Cảng vụ hàng hải, các doanh nghiệp cảng, các cơ sở đào tạo, Cục Đăng kiểm Việt Nam …., nhằm nâng cao năng lực về an ninh hàng hải và hỗ trợ các học viên trong việc tiêu chuẩn hóa trình tự đánh giá an ninh cảng bến để áp dụng hiệu quả kế hoạch an ninh của mình.


Phó Cục trưởng Đỗ Đức Tiến (ngồi giữa) điều hành Khóa huấn luyện


Phát biểu khai mạc Khóa huấn luyện, Phó Cục trưởng Đỗ Đức Tiến cho biết, từ những năm 80, có rất nhiều các sự kiện làm ảnh hưởng đến an toàn, an ninh của tàu thuyền và hành khách cũng như thủy thủ đoàn, với rất nhiều vụ việc liên quan đến tàu thuyền bị bắt cóc, bị cố tình làm cho mắc cạn hoặc bị đặt thuốc nổ, thuyền viên trên tàu bị bắt cóc, hành khách bị đe dọa hoặc thậm chí bị giết.Sự kiện ngày 11/9/2001 xảy ra tại New York ( Mỹ) đã buộc cộng đồng hàng hải thế giới phải xem xét lại các quy định quốc tế để phòng ngừa và ngăn chặn các hành động vũ lực đối với tàu thuyền trên biển cũng như ở cảng, để nâng cao an ninh trên tàu cũng như trên bờ.

Chính vì thế, tháng 12/2002, tại Hội nghị ngoại giao về an ninh hàng hải được tổ chức tại London, IMO đã thông qua một số sửa đổi của SOLAS 1974. Trong đó, có lẽ quan trọng nhất là việc thông qua các Quy định để nâng cao an ninh hàng hải (Chương XI của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 (SOLAS) )và phê chuẩn bộ luật mới - Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (Bộ luật ISPS), có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.
Trong những năm gần đây, một số vụ việc liên quan đến cướp biển tấn công đã gây lo ngại lớn cho cộng đồng hàng hải quốc tế. Rất nhiều tàu thuyền khi đi qua vùng biển Tây Ấn Độ Dương và vùng Vịnh Aden. Tàu Hoàng Sơn Sun của Việt Nam là một trong những tàu bị bắt giữ bởi cướp biển năm 2011. Khu vực Đông Nam Á, trong lĩnh vực an ninh hàng hải, nạn cướp biển làm nhiều quốc gia trong khu vực phải tốn hao nhiều công sức, tiền của để nghiên cứu và ngăn chặn. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển liên tục của đội tàu và lượng hành khách vận chuyển, việc áp dụng ngày càng chặt chẽ các quy định quốc tế về an ninh hàng hải là hết sức quan trọng.
Các quy định quốc tế về an ninh hàng hải là rất mới và ngày càng chặt chẽ. Với bờ biển trải dài hơn 3000 km, Việt Nam hiện có khoảng 200 cảng bến có các tàu hoạt động theo tuyến quốc tế và đều thuộc phạm vị điều chỉnh của Bộ luật ISPS. Với đội tàu cũng như số lượng cảng bến lớn như vậy, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực, trang thiết bị cần thiết để quản lý và giám sát an ninh các cảng bến, tàu thuyền, các cơ quan quản lý về an ninh hàng hải như Cục HHVN, Cục ĐKVN, Cảng vụ hàng hải vẫn cố gắng khắc phục các hạn chế để hoàn thiện khung pháp lý cũng như quản lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến an ninh cảng biển, tàu biển. Đặc biệt công tác đào tạo được chú trọng với các khóa đào tạo cho cán bộ an ninh tàu biển, cảng biển của các doanh nghiệp cũng như tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý an ninh hàng hải của các cơ quan quản lý nhà nước. Phó Cục trưởng cũng hy vọng các học viên sẽ thu được nhiều kiến thức để có thể áp dụng hiệu quả trong công việc sau này của mình.

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :22725514
    • Online: 183