11/02/2014

Ngày 04/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Để triển khai Nghị quyết này, ngày 23/12/2013, Cục Hàng hải Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Mục đích, yêu cầu 1. Quán triệt, thực hiện quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW; Chương trình hành động của Ban Cán sự Đảng bộ GTVT đối với ngành Hàng hải. 2. Duy trì Việt Nam trong Danh sách trắng (white list) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). 3. Củng cố các cơ sở đào tạo trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực. Các cơ sở đào tạo hàng hải phải đáp ứng yêu cầu Công ước STCW 78 sửa đổi Manila 2010. 4. Đối với giáo dục đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ đối với ngành Hàng hải, góp phần cung cấp nhân lực cho thị trường lao động hàng hải trong nước và quốc tế. 5. Đối với các nội dung đào tạo, huấn luyện thuyền viên bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống. 6. Đối với cán bộ công chức, viên chức kịp thời bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, thông lệ, luật pháp quốc tế, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các lĩnh vực để họ hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chương trình hành động của Cục Hàng hải Việt Nam cũng đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp: 1) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo trong ngành Hàng hải; 2) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; 3) Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan; 4) Thực hiện các nhiệm vụ góp phần hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; 5) Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; 6) Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; 7) Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo; 8) Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý; 9) Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. Trong đó, đối với nhiệm vụ đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan, bao gồm: Đổi mới việc thi, kiểm tra, phương pháp đánh giá và công nhận tốt nghiệp - Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. - Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo. Đổi mới và đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo - Đánh giá kết quả đào tạo theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc. - Các trường trong ngành nghiên cứu, áp dụng đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo theo chương trình của quốc tế để làm căn cứ tham mưu, đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo. - Xây dựng trung tâm khảo thí quốc gia cho thuyền viên. Căn cứ nhiệm vụ và giải pháp mà Chương trình hành động đề ra, Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện Chương trình phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện. (Trích đăng)
 

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24127276
    • Online: 45