11/11/2013

Ngày 09/11, đoàn công tác của Cục HHVN do Cục trưởng Nguyễn Nhật dẫn đầu đã có chuyến thị sát và đôn đốc công tác triển khai PCLB&TKCN cơn bão số 14 tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng.Cục trưởng Nguyễn Nhật kiểm tra đôn đốc công tác PCLB tại Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) Trước đó, ngày 08/11, Cục HHVN đã có Công điện yêu cầu các đơn vị trực thuộc chuẩn bị phương án đối phó với mọi diễn biến của cơn bão số 14. Lãnh đạo Cục do Cục trưởng Nguyễn Nhật dẫn đầu cũng đã vào khu vực tâm bão để chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo đôn đốc công tác PCLB tại hiện trường; đồng thời, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN Cục đã tiến hành họp trực tuyến với các khu vực bão đổ bộ, tổ chức trực 24/24 để cập nhật thông tin và chỉ đạo các đơn vị. Các Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã thông báo tới các chủ tàu, thuyền trưởng hoạt động trong khu vực về tình hình cơn bão, không cho phép tàu thuyền có tuyến hành trình đi vào vùng ảnh hưởng của bão rời cảng, đồng thời yêu cầu bố trí đầy đủ định biên trên tàu, thường xuyên giữ liên lạc với Cảng vụ. Theo báo cáo của Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa, hiện khu vực cảng biển Nghi Sơn có 65 tàu thuyền, khu vực cảng Lệ Môn có 9 tàu thuyền, đều đã được thông báo và sẵn sàng đến khu neo tránh bão khi có lệnh điều động. Cảng vụ Hàng hải Nghệ An cũng đã phối hợp với Công ty Hoa tiêu khu vực VI điều động các tàu trong cảng đi tránh bão và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để ứng phó, hỗ trợ khi cần thiết. Tại Hà Tĩnh, tất cả các tàu tại khu vực cảng Vũng Áng đã điều động đi tránh bão. Tại khu vực cảng Sơn Dương, ngoài 17 phương tiện (15 phương tiện bị chìm và mắc cạn tại âu tránh gió cảng 3 do bão số 10 gây ra và 2 phương tiện ụ nổi đã đánh chìm), tất cả các phương tiện khác cũng đã được điều động đi tránh bão. Khu vực cảng Xuân Hải có 18 tàu (5 tàu neo đậu tại nhà máy đóng tàu Bến Thủy, 9 tàu neo tránh gió tại khu vực thượng lưu cảng Xuân Hải). Đến 17h ngày 8/11, Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị cũng đã điều động toàn bộ các tàu thuyền, phương tiện thi công đang neo đậu tại cảng Cửa Việt, khu vực Cồn Cỏ đến vị trí neo đậu tránh bão. Tại Quảng Bình, khu vực cảng Gianh có 44 tàu thuyền, phương tiện neo đậu tránh bão; đồng thời, tất cả các tàu thuyền, phương tiện tại khu vực cảng Hòn La cũng đã được điều động đi tránh bão. Tại Thừa Thiên – Huế, khu vực hàng hải Chân Mây có tàu lai Chân Mây 1 và 2 của Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây (17 thuyền viên), tàu lai Epic (12 thuyền viên). Các tàu này đã được hút dầu lên bờ và được đưa vào cạn, các thuyền viên của tàu Epic đã rời tàu lên bờ. Còn tại khu vực Hàng hải Thuận An có tàu Cảng vụ Thừa Thiên Huế 02 và tàu Bảo đảm an toàn hàng hải (12 thuyền viên), đã được neo đậu tại vị trí trú bão.
Ngoài ra, tàu Tiến Đạt 09 bị mắc cạn cách biên luồng khoảng 500m, ngang khu vực phao số 1 và 2, sát bờ biển Hải Dương (thị xã Hương Trà), toàn bộ dầu trên tàu đã được hút lên bờ, thuyền viên trên tàu cũng đã được sơ tán khỏi tàu. Đối với sà lan tự hành LA04135 (trên sà lan có 3 thuyền viên) hành trình từ Thanh Hóa đi Nha Trang, khi đi đến cửa Thuận An thì không thể tiếp tục hành trình và đã xin vào Thuận An để trú bão lúc 10h00 ngày 9/11. Tuy nhiên, do sóng gió sà lan trên không thể vào luồng được, nên Cảng vụ đã hướng dẫn cho sà lan vào cạn, và hiện tại sà lan trên đã vào cạn và cách bờ khoảng 20m (cách tàu Tiến Đạt 09 khoảng 500m), 3 thuyền viên của sà lan cũng đã được sơ tán lên bờ an toàn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cảng cũng đã ngừng bốc xếp hàng hóa, di chuyển các trang thiết bị phục vụ bốc xếp hàng hóa đến vị trí an toàn. Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng cũng đã thông báo tới các chủ tàu, thuyền trưởng tình hình cơn bão và yêu cầu bố trí đầy đủ định biên trên tàu, thường xuyên giữ liên lạc với Cảng vụ. 43 tàu thuyền đang neo đậu tránh bão trong khu vực. Công ty Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các Đài Thông tin duyên hải phát cảnh báo cơn bão số 13. Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các Trung tâm Phối hợp TKCN khu vực tăng cường và duy trì lực lượng, các phương tiện chuyên dụng TKCN thường trực và sẵn sàng tham gia PCLB&TKCN khi có yêu cầu. Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam đã điều động các tàu thuyền, phương tiện trong khu vực đi tránh bão. Trước đó, vào chiều 07/11, Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam đã chủ động thông báo đến 4 bến cảng (Elfgaz, Trường Thành, Kỳ Hà, Tam Hiệp) để có kế hoạch khẩn cấp phòng chống bão. Đồng thời, thông báo và khuyến nghị đến 8 tàu đang neo cập tại bến cảng để có phương án phòng chống bão hợp lý. Báo cáo với đoàn công tác của Cục HHVN, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam Huỳnh Việt Bằng cho biết, sáng 08/11 các tàu đã chủ động xin rời khu vực Kỳ Hà để đi tránh bão. Theo đó, tàu Hao Heng 11 (quốc tịch Panama), chở 6.518 tấn số đa đã xin phép kéo neo rời Kỳ Hà đi tránh bão. Tàu Ngọc Phát 568, chở 1.700 tấn xi măng, đang làm hàng tại bến Cảng Kỳ Hà cũng đã rời cầu cảng đi tránh bão. Các tàu Long Hải 18, Hoàng Tuấn 18, Phú An 189, Trường Vĩnh 16, Hùng Thái 01, Minh Tuấn 99 cũng đã xin rời Cảng Kỳ Hà đi trú tránh bão. Đến 16h ngày 08/11, tại khu vực trách nhiệm không còn tàu biển neo đậu.Đoàn công tác Cục Hàng hải Việt Nam làm việc với Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi và Quảng Nam ngày 09/11 Đối với các tàu đánh bắt thủy hải sản, đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Cảng Kỳ Hà hướng dẫn vị trí trí neo đậu hợp lý. Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam cũng đã triển khai công tác chống cửa, cây xanh, mái nhà, dán băng dính các cửa kính để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Chuẩn bị các hậu cần thiết yếu cho lực lượng PLCB của đơn vị. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị như phao tròn, áo phao cứu sinh, nhà bạt… để sử dụng khi có yêu cầu. Để phòng chống cơn bão Haiyan, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi cũng đã thống kê số lượng tàu thuyền đang neo đậu tại các vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý, cũng như các phương tiện thi công tại các dự án và các phương tiện hoạt động trên tuyến vận tải thủy từ Sa Kỳ ra Lý Sơn. Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi đã thông báo cho thuyền trưởng, đại lý Hàng hải các tàu đang neo đậu tại khu vực Cảng biển Dung Quất, Sa Kỳ và các chủ phương tiện thi công công trình biết tình hình cơn bão Haiyan để triển khai công tác PCLB và chủ động di chuyển đến nơi trú tránh an toàn. Thông báo cho các chủ cảng tại vùng nước cảng biển Dung Quất, Sa Kỳ biết tình hình cơn bão Haiyan để triển khai công tác PCLB. Bên cạnh đó, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi đã phát lệnh Shifting các tàu thuyền còn đang cập trong các cầu cảng xuất sản phẩm (Jetty), phao SPM và các tàu hàng tại các cầu cảng PTSC, Gemadept, Doosan rời khỏi cầu cảng di chuyển tránh bão trước 17h ngày 08/11. Phát công văn yêu cầu 9 phương tiện thi công nước ngoài đang neo đậu tại vùng nước cảng biển Dung Quất phải thực hiện ngay phương án di chuyển đến nơi an toàn để trú bão. Đến 20h ngày 08/11, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi đã cấp phép cho 6 tàu rời cảng, điều động 4 tàu di chuyển về phía Nam để trú bão, một số tàu, phương tiện thi công đã di chuyển đến nơi an toàn để tránh trú bão. Đồng thời, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi đã tiến hành kiểm tra, gia cố các hệ thống của nhà điều hành tại đơn vị để phòng tránh bão. Kiểm tra hiện trường các cảng biển thuộc phạm vi quản lý, yêu cầu các đơn vị chủ cảng phải bố trí người trực 24/24h, tăng cường gia cố các hệ thống cẩu, băng tải… Các tàu lai dắt trong khu vực cảng đã được thông báo sẵn sàng hỗ trợ, cứu hộ khi có tình huống khẩn cấp ứng cứu. Trên tuyến vận tải Sa Kỳ - Lý Sơn, kể từ 12h ngày 08/11 không giải quyết tàu thuyền ra vào trên tuyến, yêu cầu các tàu về nơi an toàn để trú tránh bão, điều động 9 tàu di chuyển về khu vực vùng nước Cảng biển Sa Kỳ để trú bảo và 9 phương tiện vào vũng neo đậu Lý Sơn neo an toàn để tránh bão. Bố trí trực ban 24/24 tại các đầu trực ban Dung Quất, Sa Kỳ, Lý Sơn, thường xuyên theo dõi sát tình hình diễn biến cơn bão Haiyan, chủ động cảnh báo cho các tàu thuyền biết. Cục trưởng Nguyễn Nhật tiếp tục yêu cầu 31 đài thông tin Duyên hải ven biển từ Cà Mau đến Móng Cái trực canh 24/24 và thông báo liên tục diễn biến của cơn bão Haiyan để các chủ phương tiện, người dân biết để chủ động phòng tránh bão. Cục trưởng cũng quán triệt các Cảng vụ Hàng hải trực 24/24 để theo dõi, hướng dẫn sát sao các tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển, thông báo trên các Đài thông tin Duyên hải ven biển từ Cà Mau đến Móng Cái và các Trung tâm TKCN Hàng hải trên cả nước, nhất là Trung tâm TKCN Hàng hải tại Đà Nẵng và Nha Trang... phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn. Cục trưởng Nguyễn Nhật đặc biệt lưu ý các Cảng vụ Hàng hải tiếp tục kiểm tra, nhất thiết không để người dân, các chủ tàu, thuyền viên ở trên tàu trước khi bão đổ bộ. Cục trưởng cũng chia sẻ với những khó khăn của người dân trước nguy cơ bão đổ bộ, đồng thời yêu cầu các Cảng vụ tích cực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai để người dân ven biển, người dân sinh sống trong các nhà cấp 4 không đảm bảo an toàn... để tiếp nhận vào nhà Cảng vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân trú tránh bão an toàn...Người dân vùng ven biển được tiếp nhận vào nhà Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi và Quảng Nam để trú tránh trước khi bão đổ bộ Đến chiều tối 09/11, các Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi và Quảng Nam đã tiếp nhận nhiều người dân vào trú tránh bão, trong đó riêng tại Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi bố trí những căn phòng khang trang và đã tiếp nhận hơn 1.000 người dân địa phương vào trú tránh bão. Nguồn: giaothongvantai.com.vn

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24911520
    • Online: 107