14/11/2019

Việc thiết lập vùng biển nhạy cảm nhằm thúc đẩy việc quản lý các hoạt động hàng hải với những vùng biển có giá trị về sinh thái, văn hóa...
Ảnh minh họa Hệ sinh thái khu vực biển đang bị ảnh hưởng Cục Hàng hải Việt Nam vừa xây dựng tờ trình về việc đề xuất thiết lập vùng biển nhạy cảm (PSSA) tại khu vực Hạ Long - Cát Bà. Nội dung tờ trình cho biết, khu vực biển đề xuất thiết lập vùng biển đặc biệt nhạy cảm có diện tích gần 454 km2. Giá trị về địa chất độc đáo đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới (tại Vịnh Hạ Long và sắp tới có thể mở rộng tới khu vực Cát Bà). Đây cũng là khu vực nổi bật về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái với 252 loài quý hiếm trong Danh mục sách Đỏ Việt Nam và Danh mục của IUCN, 1 loài đặc hữu là Voọc đầu trắng Trachypithecus poliocephalus, 4.910 loài thực vật, động vật trên cạn và dưới biển sinh sống. Tuy nhiên, khu vực nghiên cứu hiện đang chịu rất nhiều sức ép từ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, trong đó quan trọng nhất là từ du lịch và hàng hải. Theo thống kê, tính đến tháng 9/2018, tàu có tuổi cao nhất đến khu vực Quảng Ninh là 22 tuổi. Tại khu vực Hải Phòng, từ năm 2015 đến nay, có hơn 75% số lượng tàu lớn hơn 10 tuổi, trong đó hơn 30% số lượng tàu trên 15 tuổi, khoảng 5% số lượng tàu trên 25 tuổi. Các tàu có tuổi hoạt động lớn, tính chất nguy hại gây ô nhiễm môi trường cao cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, khai hoang lấn biển, phát triển du lịch, công nghiệp đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến sự sống của hệ sinh thái khu vực biển. "Hệ sinh thái rất quan trọng là thảm cỏ biển đã gần như đã biến mất, bên cạnh sự suy thoái của hệ sinh thái rạn san hô và rừng ngập mặn. Tại vùng biển ven bờ Hải Phòng, đến nay chỉ còn phân bố 4/5 loài cỏ biển, không còn sự xuất hiện của Zostera japonicamà trước đây phân bố với diện tích khá lớn khoảng 40 ha tại bãi Gia Luận (Cát Bà). Năm 1998, trung bình số lượng loài trên mỗi rạn san hô của khu vực là 63,5, đến năm 2010 số loài san hô suy giảm gần 2/3 (64,8%). Hiện nay, rạn có số loài cao nhất ở vịnh Hạ Long cũng chỉ có 37 loài trong khi các năm trước số loài đến 78 loài. Chất lượng nước ngày càng kém, độ đục ngày càng tăng khiến phân bố của san hô bị thu hẹp đáng kể, toàn bộ các rạn san hô quanh khu vực Bến Bèo (Cát Bà), Nam Dầm, Đầu Gỗ, Bù Xám (Hạ Long) đã bị chết, các rạn xa hơn cũng bị ảnh hưởng mạnh, suy giảm từ 30-50% độ phủ. Trước đây, nước khu vực Hạ Long, Cát Bà có độ trong cao, san hô có thể vươn tới 7-8m nhưng đến nay không có rạn nào ở khu vực này vượt quá độ sâu 6m", Cục Hàng hải Việt Nam dẫn chứng. Thiết lập vùng biển nhạy cảm bảo vệ môi trường biển ven bờ Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trước sự suy giảm của hệ sinh thái tại vùng biển các khu vực trên, việc nghiên cứu thiết lập vùng biển đặc biệt nhạy cảm của Việt Nam là rất cần thiết, góp phần rất lớn vào bảo vệ môi trường vùng biển ven bờ của Việt Nam. "Việt Nam là quốc gia thành viên của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), do vậy, khi một vùng biển của Việt Nam được IMO công nhận là vùng PSSA, cơ quan quản lý tại Việt Nam sẽ được kiểm soát hoạt động của mọi tàu thuyền quốc tế (và cả tàu nội địa) khi đi vào vùng PSSA Hạ Long - Cát Bà, giúp hoạt động điều phối lưu thông hành hải; Tăng cường bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường và xử lý các vi phạm liên quan", Cục Hàng hải cho biết. Cũng theo Cục Hàng hải, theo nghiên cứu, hiện khu vực Hạ Long - Cát Bà đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí để được chỉ định là một PSSA như: có các hoạt động hàng hải có khả năng gây tổn hại tới môi trường của vùng biển. Các thiệt hại về môi trường do hoạt động của tàu thuyền (gây tiếng ồn, xả nước thải, nước dằn tàu) hoặc do sự cố (như tràn dầu, tràn hoá chất độc hại) sẽ gây ra những tổn thương lớn về môi trường tự nhiên, kéo theo tổn thất về KT-XH, văn hoá, du lịch. Ngoài ra, vùng biển Cát Bà - Hạ Long cũng đáp ứng được các tiêu chí liên quan như: đáp ứng về tính độc nhất hoặc hiếm có, môi trường sống thiết yếu, tính phụ thuộc, tính đại diện, tính đa dạng sinh học, tính năng suất sinh học, tính tự nhiên hoang dã, tính nguyên vẹn, tầm quan trọng địa sinh học; Hoạt động kinh tế, sinh kế, văn hóa. Được biết, trên thế giới hiện đã có 17 vùng biển đặc biệt nhạy cảm được IMO công nhận./. Nguồn: Báo Giao thông

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24914750
    • Online: 116