18/03/2011

Ngày 18/3/2011, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động thanh tra hàng hải Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, đại diện lãnh đạo các phòng tham mưu của Cục, các đồng chí giám đốc và trưởng phòng An toàn- Thanh tra hàng hải của các cảng vụ hàng hải, lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Cục cùng toàn thể các thanh tra viên thuộc Thanh tra hàng hải. Về phía lãnh đạo cấp trên có ông Nguyễn Xuân Hào, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải và bà Đinh Thị Hương, Phó Chánh thanh tra Bộ Giao thông vận tải tham dự và phát biểu chỉ đạo. Lực lượng Thanh tra hàng hải đã được thành lập từ năm 1992 theo Quyết định số 204-TTg ngày 28/12/1992 và có tên là Thanh tra an toàn hàng hải. Cơ cấu tổ chức gồm Thanh tra an toàn hàng hải Trung ương đặt tại Cục HHVN và Thanh tra an toàn hàng hải khu vực đặt tại các Chi Cục hàng hải và các cảng vụ hàng hải. Thực hiện Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giao thông vận tải, ngày 04/01/2005 Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 04/2005/QĐ-BGTVT quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra hàng hải Việt Nam và hiện nay được quy định tại Quyết định số 70/2005/QĐ-BGTVT. Thanh tra hàng hải hiện nay thuộc hệ thống Thanh tra Giao thông vận tải là cơ quan của Cục HHVN. Tổ chức gồm có Thanh tra Cục và Thanh tra Cảng vụ. Thanh tra Cục thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Cảng vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục HHVN. Trong những năm qua hoạt động của Thanh tra hàng hải đã có nhiều thuận lợi như: Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Lãnh đạo Cục HHVN, Thanh tra Bộ GTVT cũng như các Cảng vụ hàng hải, đã tạo mọi điều kiện về nhân lực, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cũng như cơ sở vật chất cho tổ chức thanh tra hàng hải. Lực lượng Thanh tra hàng hải 100% có trình độ đại học trở lên, hầu hết là các sỹ quan hàng hải, thuyền máy trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong hoạt động hàng hải, đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn do IMO tổ chức và qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản chuyên ngành hàng hải; Đặc biệt, những năm gần đây được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ GTVT đến hoạt động thanh tra GTVT nói chung và thanh tra chuyên ngành hàng hải nói riêng đã được cụ thể hóa bằng việc Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “tăng cường biên chế trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải” kèm theo Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010. Đó là những điều kiện thuận lợi và cơ hội tốt để nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động của Thanh tra chuyên ngành hàng hải. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động thanh tra còn gặp nhiều khó khăn như: Luật Thanh tra sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua năm 2010 và có hiệu lực từ 01/7/2011. Hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới luật đang được sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thể chế quản lý, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, về công tác phối hợp giữa các bộ ngành liên quan còn thiếu hoặc chưa hoàn thiện. Biên chế của hệ thống thanh tra hàng hải được giao hiện nay chỉ có 30 người. Trong khi đó vùng quản lý rất lớn, đối tượng cũng như nội dung thanh tra rất rộng. Về trình độ chuyên môn: ngoài các kiến thức về pháp luật Việt Nam, kinh nghiệm nghề nghiệp thì các Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển bắt buộc phải qua một khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn do Tổ chức hàng hải thế giới IMO tổ chức và cấp chứng chỉ. Trong khi đó kinh phí đào tạo hạn hẹp, chế độ đãi ngộ thấp, điều kiện, tiêu chuẩn yêu cầu cao dẫn đến khó khăn trong công tác tuyển dụng, thu hút nhân lực về thanh tra. Trong công tác xử phạt vi phạm hành chính còn có nhiều bất cập, chẳng hạn như: đặc thù của ngành hàng hải, một số cảng vụ có các đại diện tại vùng hải đảo như Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc, Hòn Chông... địa điểm phát hiện các hành vi vi phạm và trụ sở chính làm việc của Cảng vụ rất xa, điều này rất khó khăn trong việc đảm bảo thời gian thực hiện theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính; mức thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Giám đốc Cảng vụ hàng hải thấp (tối đa 10.000.000 đ) trong khi đó rất nhiều các hành vi vi phạm thường xảy ra lại vượt quá thẩm quyền của Giám đốc cảng vụ; sự phối hợp của các UBND tỉnh một số địa phương chưa tốt dẫn đến việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (các trường hợp chuyển hồ sơ về UBND tỉnh khi vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Cảng vụ hàng hải) còn gặp nhiều khó khăn và thường không đúng thời theo quy định; cưỡng chế áp dụng thực hiện các quyết định hành chính trong xử phạt vi phạm hành chính còn gặp rất nhiều khó khăn. Về cơ cấu tổ chức, quản lý: hiện nay còn có sự chồng chéo về nhiệm vụ được giao giữa các phòng trong Cơ quan Cục dẫn đến khó khăn trong công tác tham mưu chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ cũng như công tác theo dõi báo cáo của các đơn vị trực thuộc về Cục. Đối với trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra còn thiếu nhiều, nhất là các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra nhằm phát hiện các vi phạm trong việc thực hiện các quy định theo các công ước quốc tế. Sau thời gian làm việc khẩn trương nghiêm túc, với sự tham gia đóng góp tích cực của các vị đại biểu tham dự, Hội nghị đã thành công tốt đẹp.

Phó Cục trưởng Đỗ Đức Tiến phát biểu khai mạc Hội nghị.


Đồng chí Nguyễn Hoàng Tiệm, Chánh Thanh tra hàng hải đọc báo cáo tổng kết tại Hội nghị.


Đồng chí Nguyễn Xuân Hào, Chánh Thanh tra Bộ GTVT phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24853343
    • Online: 104