26/09/2018

Sáng 26/9, Bộ GTVT Việt Nam và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) phối hợp tổ chức buổi “Đối thoại Chính sách Logistics Việt Nam - Nhật Bản năm 2018”. Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đã đến dự và phát biểu khai mạc.
Các ý kiến góp ý từ buổi Đối thoại là một nguồn tham khảo quan trọng giúp Bộ GTVT
trong việc định hướng triển khai phát triển ngành dịch vụ logistics
Tại buổi đối thoại này, phía Nhật Bản sẽ trình bày về dự thảo chính sách vận chuyển tổng hợp. Dự thảo này thể hiện chủ trương và chính sách vận chuyển của chính phủ, đã được Nội các thông qua và ban hành từ năm 1997 nhằm thúc đẩy toàn diện chính sách thông qua sự liên kết giữa các bộ ban ngành liên quan. Chủ đề về đào tạo nguồn nhân lực, phía Nhật Bản sẽ giới thiệu chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vận chuyển do MLIT, tập đoàn SHG hợp tác với trường đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, hai bên sẽ cùng trao đổi về các hợp tác trong tương lai liên quan đến Trung tâm đào tạo logistics tiểu vùng sông Mê Kông – Nhật Bản do Trường ĐH Hàng hải VN xây dựng dưới sự tài trợ của quỹ Hội nhập Nhật Bản – Asean…

Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đánh giá
buổi đối thoại này là rất cần thiết cho hoạt động logistics hiện nay
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nhận định, Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14-16%, là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua. Dù ra đời chưa lâu nhưng với sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ, cùng sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoạt động logistics của Việt Nam đã bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông, chi phí logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải cũng đang còn những tồn tại, hạn chế và đổi mặt với nhiều khó khăn, thách thức. “Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, buổi đối thoại lần này để các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các Hiệp hội, Trường Đại học và doanh nghiệp logistics của hai nước cùng thảo luận, tìm hiểu và chia sẻ về các nội dung quan trọng, cần thiết cho hoạt động logistics hiện nay, đặc biệt là: Chính sách quản lý logistics của hai nước; Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực logistics; Mạng lưới chuỗi logistics đông lạnh; Công nghệ & thiết bị hiện đại phục vụ logistics... là rất cần thiết”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nói. Thứ trưởng cũng đề nghị các các chuyên gia và các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến sôi nổi, góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước của hai nước xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách logisitcs, phục vụ tốt hơn lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp. “Các ý kiến góp ý bổ ích từ buổi Đối thoại này sẽ là một trong các nguồn tham khảo quan trọng giúp Bộ GTVT trong việc tham mưu Chính phủ xem xét, định hướng triển khai phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới, đồng thời là là một cơ hội rất tốt để các các Hiệp hội, các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics của hai nước cùng chia sẻ, trao đổi và kết nối, thúc đẩy những hợp tác, ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực logistics”, Thứ trưởng khẳng định.

Thứ trưởng Toshihiro Matsumoto nhận định
việc đối thoại với một đối tác quan trọng như Việt Nam là rất cần thiết
Thứ trưởng phụ trách logistics MLIT Toshihiro Matsumoto phát biểu tại buổi Đối thoại cho biết, Việt Nam và Nhật Bản đang là đối tác chiến lược quan trọng của nhau, năm 2018 cũng là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản đã và đang hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế không những trong ngành sản xuất để đáp ứng nhu cầu nội địa và trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, rất nhiều công ty Nhật thuộc lĩnh vực logistics đã và đang đầu tư tại Việt Nam. “Việc đối thoại với một đối tác quan trọng như Việt Nam về các vấn đề trọng điểm đối với cả hai nước như chính sách vận tải, đào tạo nguồn nhân lực hay chuỗi cung ứng lạnh là một cơ hội vô cùng quý báu đối với Chính phủ hai nước nói chung và doanh nghiệp hai nước nói chung”, Thứ trưởng Toshihiro Matsumoto nói và chia sẻ thêm, từ năm 2009, hai nước đã tiến hành các buổi đối thoại cấp chính phủ về việc triển khai góp phần nâng cao hệ thống logistics, các cuộc trao đổi thông tin về các khó khăn hay các chính sách của hai nước và các buổi hội thảo nhằm xây dựng và nâng cao năng lực trong lĩnh vực logistics dành cho DN hai nước. Năm 2014, Việt Nam đã tổ chức đối thoại chính sách logistics, hai nước đã tiến hành trao đổi ý kiến về các chính sách liên quan, ngoài ra phía Nhật Bản cũng đã giới thiệu về tính hình hoạt động của các tổ chức đoàn thể liên quan đến lĩnh vực này.
Nguồn: mt.gov.vn


ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24911886
    • Online: 95