29/06/2013

HOÀNG TÙNG Hệ thống cảng biển nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa, hành khách giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu vực, góp phần quan trọng vào việc đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Đất nước ta nằm trải dài trên 3.260km bờ biển với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, với 130 bãi biển đẹp, có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch. Cho đến nay, cả nước ta có 30 bãi biển và 10 hòn đảo được đầu tư và khai thác phát triển du lịch, có nhiều khu du lịch biển đẹp nổi tiếng thế giới. Biển có vị thế rất quan trọng trong sự phát triển đất nước, gắn liền với sự phát triển nền kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đối với ngành du lịch, biển là nguồn tài nguyên vô cùng lớn để khai thác và quảng bá du lịch trong nước và thế giới. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu vượt qua khỏ khăn của các doanh nghiệp, Ngành Hàng hải nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu vực, góp phần quan trọng vào việc đưa nền kinh tế Việt nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Đồng thời, cũng tạo thêm nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm của các hãng tàu lớn, các nhà khai thác cảng hàng đầu thế giới đến đầu tư và hoạt động vận tải biển. Với sự hiện diện của các nhả đầu tư là những tập đoàn vận tải biến và khai thác cảng biển hàng đầu trên thế giới như: PSA (Singapore), Hutchison Port Holdings (Hong Kong - Trung Quốc), Maersk (Đan Mạch), SSA Marine (Mỹ), CMA- CGM (Pháp)... Chúng ta đã hình thành những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng với quốc tế làm động lực phát triển các khu kinh tế, đô thị - công nghiệp ven biển. Có thể thấy Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã có những thay đổi có tỉnh chiến lược, nhằm phát triển hệ thống cảng biển xứng với tầm quốc tế, thu hút được sự quan tâm của hãng tàu lớn, nhà khai thác cảng hàng đầu thế giới đến đầu tư và thúc đẩy phát triển Ngành hàng hải của nước ta. Ngành du lịch tàu biển đã phát triển mạnh ở nhiều nước, tuy nhiên đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương ngành du lịch tàu biển vẫn còn hạn chế, khu vực này được các chuyên gia du lịch thế giới đánh giá là thị trường đầy tiềm năng. Trong thời gian gần đây, du lịch tàu biển đã phát triển mạnh hơn ở Việt Nam, nhiều tàu chở khách du lịch cập cảng Việt Nam. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cảng biển phục vụ du lịch của ta chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Chúng ta chưa có cảng biển du lịch chuyên dụng. Một số cảng đón tàu khách du lịch quốc tế cũng đã cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, bảo đảm an ninh trật tự, cảnh quan môi trường. Tuy nhiên một số bến cảng vẫn không cung cấp được được đầy đủ các dịch vụ du lịch hoàn hảo đối với khách hàng, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Việc đầu tư xây dựng cảng biển du lịch đòi hỏi hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, vốn đầu tư rất lớn. Nhưng trong giai đoạn này, nguồn khách chưa nhiều và ổn định, do vậy việc đầu tư xây đựng hệ thống hạ tầng cảng du lịch sẽ rất khó khăn. Trong “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã được thông qua tại Nghị quyết trung ương 4 khóa 9, đã đưa ra mục tiêu xây dựng Việt Nam thành một nước mạnh về biển, phát triển kinh tế xã hội vùng biển, đấy mạnh phát triển ngành du lịch biển. Theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, có nêu rỗ: Đầu tư cảng, bến khách du lịch với nhà ga hành khách hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiếp nhận phục vụ được tàu khách du lịch quốc tế đến 10 vạn DWT tại các trung tâm du lịch lớn: Hạ Long - Quảng Ninh, Chân Mây- Thừa Thiên Huế, Nha Trang - Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phú Quốc. Tiến tới năm 2020 sỗ đẩu tư các bến chuyên dùng tại khu vực đầu cuối (như Đà Nẵng - Nha Trang) Theo dự báo trong quy hoạch, lượng khách qua cảng biển bao gồm khách quốc tế trên các tàu du lịch đến Việt Nam và khách nội địa đi bằng tàu biển trên trục tuyến Bắc - Nam. Theo đó khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng tàu biển dự báo tăng khoảng 12% -15%/năm trong giai đoạn đến năm 2015 và 8% - 10%/năm cho giai đoạn đến 2030. Trong quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển và các quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển vẫn chưa đưa ra quy hoạch phát triển tổng thể về cảng du lịch cho từng khu vực. Năm 2013, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định số 543/Q Đ-BGTVT về rà soát điều chỉnh quy hoạch cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, sẽ rà soát, điều chính lạỉ một số các bất cập trong quy hoạch dựa trên tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc điều chỉnh lại quy hoạch có thể sẽ được xem xét đưa thêm quy hoạch phát triển các cảng du lịch tại một số khu vực tiềm năng như Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng... Tuy vậy, để quy hoạch cảng du lịch được Chính phủ phê duyệt cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bộ ngành liên quan trong việc đánh giá tác động tình hình kỉnh tế xã hội, tiềm năng khai thác du lịch của khu vực. Hy vọng rằng, với sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển không chỉ đáp ứng được như cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, mà còn phục vụ tốt cho phát triển du lịch đường biển, để thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24853536
    • Online: 98