25/07/2013

Thời gian gần đây, tình hình diễn biến trên biển Đông hết sức phức tạp trên mọi phương diện, trong đó có cả hoạt động tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Bình tĩnh và chủ động triển khai các hoạt động thích hợp, hiệu quả để ứng phó tình hình là việc làm cần thiết hiện nay của các đơn vị chức năng về TKCN trên biển, trong đó có Vietnam MRCC. Trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông, theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta phải tiếp tục kiên trì và theo đuổi một số giải pháp lâu dài như tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì vậy, hai nước cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này trên cơ sở Công ước Luật Biển 1982. Chúng ta phải tiếp tục khẳng định chủ quyền vấn đề quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định điều này, nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương Liên hiệp quốc, Công ước Luật Biển, Tuyên bố DOC. Liên quan đến các cam kết quốc tế, chúng ta nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan thực hiện theo đúng Công ước Luật Biển 1982 và Tuyên bố DOC, đảm bảo tự do, hàng hải ở Biển Đông, hòa bình và an ninh trật tự, tự do ở Biển Đông. Trước diễn biến phức tạp của tình hình, điều chúng ta cần làm hiện nay là tăng cường tối đa hoạt động giám sát trong vùng đặc quyền kinh tế trên biển của mình và thông tin đầy đủ mọi trường hợp xâm phạm của tàu cá Trung Quốc. Cần phải có những chiến thuật đặc biệt để đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc trong đặc quyền kinh tế trên biển. Việt Nam phải phản đối chính thức các vụ tàu Trung Quốc xâm lấn và đưa các vụ việc này ra các diễn đàn đa phương, quốc tế, trong đó có các cuộc họp của ASEAN. Trên bình diện ngoại giao, Việt Nam và Philippines cần thúc đẩy việc thành lập một cơ chế quản lý nghề cá chung theo khuôn khổ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) nhằm ngăn chặn nguy cơ nguồn cá trên biển Đông cạn kiệt. Chủ trương thành lập các nghiệp đoàn nghề cá, tạo điều kiện tốt nhất để ngư dân có thể vượt lên chính mình, vượt qua thách thức, hiểm nguy bằng nội lực của chính chúng ta là chủ trương lớn được bà con ngư dân hưởng ứng mạnh mẽ. Cả nước có trên 130.000 tàu thuyền đánh cá, trong đó hơn 22.000 chiếc tàu công suất trên 90 CV; tàu cá xa bờ ngày càng có xu hướng vươn ra hoạt động trên những biển xa. Những khó khăn ở ngoài khơi và trên bờ của ngư dân vẫn đang ở phía trước và ngày càng diễn biến phức tạp. Giữa biển khơi, đối mặt với bao hiểm nguy rình rập, ngư dân trước hết phải biết tự bảo vệ mình bằng cách đoàn kết, phòng thủ, phải thật khéo léo để tồn tại và phát triển. Ngư dân có mạnh thì chủ quyền mới vững. Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển trước diễn biến căng thẳng của tình hình trên biển Đông Đối phó với tình huống phức tạp làm gia tăng các tình huống tai nạn, sự cố trên vùng trách nhiệm TKCN trên biển Việt Nam thời gian qua, lực lượng TKCN hàng hải Việt Nam đã chủ động triển khai tối đa các hoạt động và phối hợp với các lực lượng khác dưới sự chỉ đạo của Ủy ban quốc gia TKCN nhằm ứng cứu người, phương tiện bị nạn trên biển trách nhiệm của Việt Nam. Để tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động TKCN trên biển trước diễn biến căng thẳng của tình hình trên biển Đông, đáp ứng yêu cầu thực tế thì đòi hỏi lực lượng TKCN hàng hải Việt Nam cần thiết phải triển khai thêm một số biện pháp cấp bách trước mắt như tăng cường công tác giáo dục và quán triệt cho toàn thể cán bộ, chuyên viên và thuyền viên làm việc tại đơn vị hiểu rõ và phải chủ động tăng cường chất lượng hoạt động TKCN trên biển trong tình hình mới, nâng cao tính sẵn sàng thu nhận và xử lý thông tin cấp cứu, tình hình tai nạn sự cố của phương tiện trên biển nói chung và ngư dân tàu cá nói riêng, kịp thời triển khai các biện pháp nghiệp vụ TKCN trên biển nhằm ứng phó kịp thời và có hiệu quả mọi tình huống cần trợ giúp, cứu nạn trên biển. Bên cạnh đó, những biện pháp cần thiết cần thực hiện tiếp theo là triển khai công tác chốt chặn tại các khu vực nhạy cảm, sẵn sàng tổ chức có hiệu quả hoạt động ứng cứu người, tàu thuyền bị tai nạn, sự cố trên toàn bộ vùng biển trách nhiệm TKCN của Việt Nam. Bên cạnh các khu vực chốt chặn truyền thống như Cửa Lò - Nghệ An, Hòn La - Quảng Bình, Quy Nhơn - Bình Định và Côn Đảo thì trong thời gian tới, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ về hoạt động TKCN trên biển đặt ra cần xem xét và có thể bố trí chốt chặn tại Bạch Long Vĩ, Cù Lao Thu…, thậm chí còn xem xét khả năng đưa phương tiện chuyên dụng ra chốt chặn tại một số vị trí thuộc quần đảo Trường Sa (Song Tử Tây, An Bang…) để phối hợp với các phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng chốt chặn tại khu vực, kịp thời tổ chức hoạt động ứng cứu các tình huống tai nạn sự cố xảy ra tại khu vực. Vụ hoạt động TKCN 07 thuyền viên và đưa tàu BD 96286 vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa ngày 16/8/2012 là một bài học kinh nghiệm đầu tiên cho lực lượng TKCN hàng hải khi tiến hành tổ chức, điều hành hoạt động trên vùng biển xa. Đầu tư, trang bị thêm các thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác TKCN trên biển như thiết bị camera hồng ngoại, hệ thống loa đài trên tàu phục vụ công tác chỉ huy, thiết bị súng bắn dây bằng khí nén để tăng cường hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ trên biển, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc 12 băng tần để liên lạc với tàu cá, nghiên cứu và triển khai công tác tiếp tế nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm… trên biển để nâng cao một bước thời gian hoạt động dài ngày trên biển của phương tiện chuyên dụng TKCN, tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động TKCN trên biển với các quốc gia trong khu vực để hỗ trợ, phối hợp trong hoạt động… Một số điểm lưu ý bà con ngư dân khi hoạt động tại ngư trường Điều đầu tiên rất quan trọng để giảm thiểu tối đa các trường hợp sự cố, hỏng hóc phương tiện, thiết bị trong quá trình hoạt động tại ngư trường là trước khi đưa tàu ra khơi bà con cần tăng cường công tác kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng phương tiện, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị theo quy định của pháp luật để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu về an toàn hàng hải theo quy định của pháp luật và thực tế đòi hỏi. Điều cần thiết là phải tổ chức hoạt động ngoài biển theo tổ nhóm, có phương án ứng phó các tình huống bất trắc, có phương án thông tin liên lạc phù hợp và khai báo kịp thời, liên tục ngư trường hoạt động với cơ quan chức năng để theo dõi tình trạng an toàn và sẵn sàng hỗ trợ khi có tình huống bất trắc. Khi hoạt động ngoài ngư trường, cần triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, ngư cụ và phương tiện; tăng cường cảnh giới, phòng tránh các trường hợp đâm va, va chạm trên biển, nhất là khi ban đêm và rạng sáng. Kịp thời phát hiện các hiện tượng khả nghi để có biện pháp, kế hoạch đối phó kịp thời, phù hợp. Phối hợp với các tàu bạn hoặc tàu của Việt Nam xung quanh để kiên quyết chống trả các hành động khiêu khích, phá hoại của tàu thuyền, phương tiện nước ngoài. Đặc biệt lưu ý khi có tai nạn, sự cố cần bình tĩnh triển khai các biện pháp để hạn chế thiệt hại và cứu giúp người bị nạn. Khi cần sự trợ giúp của bên ngoài thì cần liên lạc thông báo ngay cho các tàu bạn, tàu xung quanh biết để nhận sự trợ giúp. Thông báo kịp thời cho cơ quan, lực lượng TKCN ở bờ biết để triển khai các biện pháp ứng cứu thông qua hệ thống đài TTDH, đồn trạm biên phòng hoặc chính quyền địa phương. Cần giữ liên lạc thông suốt và thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn, yêu cầu… của lực lượng TKCN trong khi chờ đợi ra ứng cứu cũng như trong quá trình thực hiện hoạt động TKCN trên biển. Chủ động, tăng cường các biện pháp thích hợp ứng phó tình hình phức tạp diễn ra trên biển, khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với biển Đông là việc làm cần thiết của mọi người Việt Nam hiện nay.

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24917673
    • Online: 67