04/06/2015

Sáng nay 3/6/2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Bộ luật hàng hải Việt Nam (sửa đổi). Tờ trình nêu rõ quá trình tiếp thu ý kiến góp của các đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ban Soạn thảo đã xây dựng dự thảo theo hướng Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tạo đột phá, thúc đẩy ngành hàng hải phát triển tương xứng với tiềm năng của nước ta, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và phù hợp theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Dự thảo Luật đã bổ sung 108/261 Điều, sửa đổi 107/261 Điều, nâng tổng số điều của Dự thảo Bộ luật là 366 Điều, chia làm 20 chương với 14 nội dung được sửa đổi, bổ sung, cụ thể: quy định chung, quy định về tàu biển, quy định về bắt giữ tàu biển, quy định về thuyền viên, quy định về cảng biển, quy định về Ban quản lý và khai thác cảng, quy định về cảng cạn, quy định về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường, quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, quy định về đại lý tàu biển, quy định về hoa tiêu hàng hải, quy định về lai dắt tàu biển, quy định về trục vớt tài sản chìm đắm, quy định về hợp đồng bảo hiểm.
Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình Dự án Bộ luật Hàng hải Việt Nam sửa đổi
Trong số các quy định sửa đổi, bổ sung, quy định về bắt giữ tàu biển được bổ sung một Chương riêng trên cơ sở nâng các quy định của Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008 thành Luật và bãi bỏ Pháp lệnh về Thủ tục bắt giữ tàu biển khi Bộ luật (sửa đổi) có hiệu lực nhằm giảm bớt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn dưới Bộ luật. Ngoài ra, các quy định được rà soát sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Trình bày báo cáo thẩm tra về Dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý có ý kiến tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Bộ luật hàng hải Việt Nam.
Chủ nhiệm UBPL của QH Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Bộ luật Hàng hải Việt Nam sửa đổi
Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua, Quốc hội đã quyết định tên gọi của dự án là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam, nay tiếp thu ý kiến của nhiều cơ quan, Chính phủ đã mở rộng phạm vi sửa đổi, xây dựng thành dự án Bộ luật hàng hải Việt Nam (sửa đổi) trình Quốc hội, dự thảo Bộ luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung lớn, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng về hàng hải nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ngành hàng hải phát triển. Về quy mô sửa đổi, bổ sung nhiều điều, khoản, chương, mục (dự thảo Bộ luật gồm 366 điều so với 261 điều của Bộ luật hiện hành, trong đó, bổ sung 108 điều; bỏ 03 điều; sửa đổi 107) và kết cấu của Bộ luật cũng có nhiều thay đổi. Do đó, Ủy ban Pháp luật tán thành với tên gọi của dự án là “Bộ luật hàng hải Việt Nam (sửa đổi)” và nhiều nội dung của Dự thảo Bộ luật. Buổi chiều cùng ngày, Dự án Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ công tác của Quốc hội. Theo kế hoạch, ngày 22/6/2015, Dự án Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường. PHÒNG PHÁP CHẾ

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24908251
    • Online: 81