16/11/2014

Chiều ngày 14/11/2014 tại trụ sở Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức họp với các đơn vị tìm kiếm cứu nạn, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, các chủ tàu của tàu Phúc Xuân 68 và tàu Nam Vỹ 69 để thông báo tình hình triển khai công tác tìm kiếm 08 thuyền viên bị mất tích trong vụ chìm tàu Phúc Xuân 68 thời gian qua và bàn phương án lặn tìm kiếm các thuyền viên mất tích, Cục trưởng Nguyễn Nhật đã chỉ đạo Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) tiếp tục duy trì lực lượng và mở rộng diện tích tìm kiếm vào vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Họp bàn phương án tìm kiếm thuyền viên tàu Phúc Xuân 68 mất tích

Về việc lặn tìm kiếm, Cục Hàng hải Việt Nam đã liên hệ với một số công ty, đơn vị lặn biển ở trong nước như Công ty TNHH MTV Cứu hộ Việt Nam (VISAL), Xí nghiệp vận tải biển và công tác lặn của Vietsopetro để lặn tìm các thuyền viên. Tuy nhiên, tàu Phúc Xuân 68 bị đắm ở độ sâu trên 90m (theo hải đồ) nên chưa có đơn vị nào đảm nhận do khả năng của họ là chỉ lặn dưới 50m. Svitzer, một công ty cứu hộ hàng đầu của Hà Lan cho biết cho dù các thợ lặn chuyên nghiệp được trang bị bình dưỡng khí và quần áo lặn chuyên dụng cũng không thể tiến hành công tác tìm kiếm dưới độ sâu 90m. Thay vào đó, Svitzer đưa ra phương án duy nhất là sử dụng tàu lặn chuyên dụng (có thể hoạt động lâu ngày dưới độ sâu từ 100 đến 200m) với đội ngũ thợ lặn chuyên nghiệp để tiến hành tìm kiếm.Về thời gian tìm kiếm, theo Svitzer, không dám đảm bảo chắc chắn là thời gian bao lâu vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ sâu nơi tàu chìm, điều kiện thời tiết, dòng chảy, vị trí chính xác của tàu (phải xác định lại vị trí vì có thể tàu đã bị trôi dạt xa vị trí chìm ban đầu), tư thế tàu chìm (nằm úp, nằm nghiêng thì thợ lặn khó triển khai công tác dò và mức độ rủi ro đối với thợ lặn cao). Trao đổi về phương án lặn tìm 8 thuyền viên mất tích, ông Lương Minh Trí, Giám đốc Công ty TNHH trục vớt cứu hộ Hi Trâm (TP. HCM) cho rằng ở độ sâu của tàu Phúc Xuân 68 không thể thực hiện bằng phương pháp lặn thông thường. Trên thế giới, ở độ sâu trên 60m thì người ta phải dùng đến hệ thống lặn bão hòa. Ở Việt Nam hiện nay chưa có hệ thống này, muốn dùng phải thuê của nước ngoài.Tuy nhiên, để hệ thống này thực hiện được thì sóng gió trên biển phải êm ả bởi khi hệ thống hoạt động thì nguyên tắc phải đứng yên, không cho phép dao động, di chuyển trên mặt biển. Trong khi đó, tại vùng biển tàu bị nạn đang có gió mùa sóng cấp 4 cấp 5, do đó “hệ thống lặn bão hòa không thực hiện được”, ông Trí nói. Do đó, các chuyên gia cũng cho rằng việc thuê thợ lặn hoặc tàu lặn cần được nghiên cứu, cân nhắc một cách cẩn trọng nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hoạt động lặn. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục làm việc với các công ty cứu hộ, trực vớt trong và ngoài nước cũng như tham vấn ý kiến các chuyên gia để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tìm kiếm. “Công tác tìm kiếm đã và đang tiếp tục được các cơ quan chức năng, lực lượng triển khai khẩn trương và tìm mọi biện pháp để có kết quả. Người thân 8 thuyền viên mất tích có nguyện vọng ra khu vực vị trí tàu chìm, thuê tàu đi tìm kiếm ven biển, đề nghị lực lượng Biên phòng và cơ quan, đơn vị chức năng tạo điều kiện nhưng phải hết sức lưu ý là phải liên hệ, thuê tàu đảm bảo an toàn. Nghiêm cấm các gia đình đưa thợ lặn ra lặn tìm vì công tác này đòi hỏi phải các đơn vị chuyên ngành, chuyên trách thực hiện”, Cục trưởng nhấn mạnh. PHÒNG HTQT

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24911322
    • Online: 88