24/10/2014

TABLE.MsoNormalTable { FONT-FAMILY: "Calibri","sans-serif"; FONT-SIZE: 11pt; mso-style-name: "Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size: 0; mso-tstyle-colband-size: 0; mso-style-noshow: yes; mso-style-priority: 99; mso-style-qformat: yes; mso-style-parent: ""; mso-padding-alt: 0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin: 0in; mso-para-margin-bottom: .0001pt; mso-pagination: widow-orphan; mso-ascii-font-family: Calibri; mso-ascii-theme-font: minor-latin; mso-fareast-font-family: "Times New Roman"; mso-fareast-theme-font: minor-fareast; mso-hansi-font-family: Calibri; mso-hansi-theme-font: minor-latin; mso-bidi-font-family: "Times New Roman"; mso-bidi-theme-font: minor-bidi } Sáng 24/10, Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty CP Dịch vụ vận tải biển Hải Vân và Học viện Svitzer tổ chức Hội thảo trao đổi nghiệp vụ về “Công tác cứu hộ trong lĩnh vực hàng hải” nhằm mục đích trao đổi, nâng cao kiến thức về công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, trong vùng nước cảng biển, vùng biển VN ngày một hiệu quả để người dân yên tâm hơn khi hoạt động trên vùng biển VN, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển VN, tạo lòng tin và sự hấp dẫn của kinh tế biển VN đối với quốc tế. Cục trưởng Nguyễn Nhật, Phó Cục trưởng Nguyễn Hoàng tham dự và phát biểu khai mạc. Phó Cục trưởng Nguyễn Hoàng phát biểu khai mạc
Tham dự Hội thảo, về phía Việt Nam có các cán bộ của các phòng tham mưu, Vietnam MRCC, lãnh đạo các Cảng vụ hàng hải khu vực phía Bắc; ông Bùi Thế Anh - Giám đốc Công ty CP Dịch vụ vận tải biển Hải Vân; về phía Svitzer có ông Bas Michiels - Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tập đoàn Svitzer, ông Ulf Teske - Giám đốc Học viện Svitzer và quan hệ công chúng cùng các cán bộ của Tập đoàn Svitzer.

Tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Nguyễn Hoàng cho biết, với mật độ lớn các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Việt Nam trong hoàn cảnh thời tiết bão tố phức tạp, nguy cơ tai nạn trên biển rất cao. Hàng năm, chỉ tính riêng lực lượng TKCN hàng hải đã thu nhận và xử lý 200-250 vụ việc, sự cố trên biển; cứu và hỗ trợ hàng trăm lượt người, tàu thuyền trong và ngoài nước. Hiện ở Việt Nam có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn: Ủy ban quốc gia TKCN, Ban Chỉ đạo TKCN, PCLB của các bộ, ngành, địa phương; các đơn vị, cơ quan trực thuộc Cục HHVN tham gia công tác này gồm Vietnam MRCC với 4 trung tâm khu vực và 1 trạm TKCN tại Hà Tĩnh, hệ thống đài thông tin duyên hải và các công ty trục vớt cứu hộ - Đây là những lực lượng chuyên trách trong công tác cứu hộ, cứu nạn… Ngoài ra còn có tàu thuyền của lực lượng cảnh sát biển, hải quân, biên phòng, kiểm ngư, các phương tiện vận tải, tàu cá. Tuy nhiên, do phạm vi trách nhiệm TKCN trên biển rất rộng, số vụ tai nạn trên biển lớn nhưng lực lượng làm công tác TKCN mỏng, tàu thuyền chuyên trách ít nên công tác phối hợp xử lý TKCN hiện còn nhiều hạn chế, bị động; công tác chỉ huy hiện trường chưa tập trung, thống nhất, việc điều động phương tiện phối hợp còn nhiều khó khăn. Vậy nên, việc phối hợp trong công tác TKCN ngày càng quan trọng và hết sức cần thiết nhằm đạt được mục tiêu phối hợp nhanh chóng, đồng bộ, hiệu quả và tận dụng tối đa nguồn lực tại chỗ. Cũng tại Hội thảo, Cục Hàng hải Việt Nam đã giới thiệu tổng quan các quy định của Việt Nam liên quan đến công tác cứu hộ, cứu nạn (Bộ luật HHVN, Nghị định số 128/2013/NĐ-CP về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam). Trưởng phòng AT&ANHH Võ Duy Thắng giới thiệu các văn bản QPPL của VN liên quan đến công tác cứu hộ, cứu nạn
Các chuyên gia của Tập đoàn và Học viện Svitzer đã cung cấp những thông tin liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của công tác cứu hộ, cứu nạn trên thế giới nói chung và các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn, Học viện nói riêng. Giám đốc Tập đoàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tập đoàn Svitzer, ông Bas Michiels giới thiệu lịch sử phát triển của Tập đoàn
Những vấn đề liên quan đến các nhóm ứng cứu khẩn cấp, vai trò của các bên liên quan trong công tác cứu hộ; thiết bị cứu hộ; hoạt động cứu hộ; các giải pháp ứng phó khẩn cấp của Chính phủ; nội dung hợp đồng cứu hộ; tương lai của công tác cứu hộ… đã được các chuyên gia nước ngoài trao đổi tại Hội thảo cùng với việc đưa ra những ví dụ sinh động, thực tế.
Theo Giám đốc Học viện Svitzer, ông Ulf Teske, sự cố, tai nạn hàng hải hiện nay đã giảm nhiều so với những năm 60, tuy nhiên ngành Vận tải biển vẫn chiếm ¾ số sự cố xảy ra tại các khu vực có hoạt động hàng hải diễn ra sôi động như châu Á, châu Âu; riêng khu vực Bắc Mỹ rất hiếm khi xảy ra tai nạn hàng hải bởi chính quyền hàng hải tại đây đặt ra những đòi hỏi rất cao đối với tiêu chuẩn tàu khi đưa tàu vào hoạt đông tại khu vực. Đặc biệt, ông nhấn mạnh đến vai trò rất lớn của công tác truyền thông, những tác động của nó đối với công tác cứu hộ, cứu nạn và các lĩnh vực hoạt động khác của ngành Hàng hải… Giám đốc Học viện Svitzer, ông Ulf Teske thuyết trình các vấn đề liên quan đến công tác cứu hộ, cứu nạn

Ông cũng khuyến cáo, ngay khi có một sự cố xảy ra, cần bố trí người ghi chép lại toàn bộ các quyết định đã ban ra, cách xử lý vụ việc... để làm bằng chứng và phân chia trách nhiệm giữa các bên khi vụ việc kết thúc… Các chuyên gia của Tập đoàn và Học viện Svitzer đã giải đáp và làm rõ một số vướng mắc mà các đại biểu đặt ra liên quan đến công tác cứu hộ, cứu nạn. Chiều cùng ngày, Hội thảo được tiếp tục với những nội dung chuyên sâu liên quan đến hợp đồng cứu hộ, công tác chuẩn bị ứng phó sự cố, tai nạn hàng hải; công tác lập kế hoạch cứu hộ, cứu nạn… BÙI MINH

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :22725558
    • Online: 171