24/12/2013

Ngày 21/12/2013 tại trụ sở Cảng vụ Hàng hải TP. Hồ Chí Minh, Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ đã đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp Bảo đảm an toàn hàng hải trên tuyến luồng Sài Gòn – Vũng Tàu” mã số DT 124027 do TS. Nguyễn Xuân Sang - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP. Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm.

Ngoài thành phần Hội đồng theo Quyết định số 4132/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT do PGS. TS. Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ KHCN – Bộ GTVT làm Chủ tịch, các thành viên tham gia nhóm nghiên cứu Đề tài còn có sự có mặt của đại diện Cảng vụ Hàng hải TP. Hồ Chí Minh, Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, Công ty TNHH MTV Hoa tiêu KV I, Công ty TNHH MTV Hoa tiêu Tân Cảng, Công ty tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB), Biên phòng cửa khẩu Cảng Sài Gòn, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh, Phòng Cảnh sát Giao thông thủy, các doanh nghiệp cảng biển: Bến Nghé, VICT, SPCT,…
Giám đốc Cảng vụ Nguyễn Xuân Sang báo cáo Đề tài với Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ
Cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh thuộc Nhóm cảng biển số 5 theo Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng biển Việt Nam, đây là cụm cảng biển lớn nhất cả nước. Hiện nay tuyến luồng Vũng Tàu - Sài Gòn mới được thiết kế cho tàu có trọng tải nhỏ hơn 15.000 DWT hành trình hai chiều suốt ngày đêm. Năng lực kỹ thuật khai thác tuyến luồng Sài Gòn - Vũng Tàu hiện nay chủ yếu là khai thác dựa trên điều kiện tự nhiên của luồng. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy trong tổng thể toàn bộ 95km chiều dài luồng thì chỉ có một số vị trí cục bộ có điều kiện hạn chế (khoảng 10km không liên tục và chủ yếu nằm ở biên luồng) còn lại chủ yếu là đáp ứng được các tàu có chiều dài đến 230m và mớn nước có thể đến 11m, độ cao thủy triều thực tế cao hơn so với độ cao thủy triều tính toán do những nguyên nhân như sự biến đổi khí hậu toàn cầu, việc quy hoạch phát triển của Thành phố và việc xả lũ từ các sông thượng nguồn.Trong bối cảnh như trên, đề tài “Nghiên cứu giải pháp bảo đảm An toàn hàng hải trên tuyến luồng Sài Gòn - Vũng Tàu” do Tiến sỹ Nguyễn Xuân Sang đã được đề xuất, nghiên cứu để tận dụng được tối đa năng lực hiện có của luồng, tận dụng độ chênh giữa thủy triều thực tế và thủy triều tính toán đồng thời hạn chế thấp nhất những điểm yếu cục bộ hiện nay để khai thác được các tàu có chiều dài, mớn nước lớn hơn, đáp ứng sự thay đổi hiện tại mà vẫn đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống cảng biển, giảm áp lực vận tải đường bộ, tăng hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp cảng biển, tăng nguồn thu cho nhà nước thông qua các khoản phí góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Đề tài sau khi hoàn thành sẽ ứng dụng vào thực tế những nội dung cơ bản: hệ thống được các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cho phép tàu có trọng tải lớn hành hải trên tuyến luồng; áp dụng các giải pháp tổ chức giao thông bảo đảm an toàn hàng hải trên tuyến luồng; thống nhất lựa chọn, áp dụng cách xác định độ dự phòng thực tế dưới ky tàu (UKC) cho các nhóm trọng tải tàu; áp dụng chế độ ghi, cập nhật mực nước tại các điểm cơ bản dọc theo luồng tàu cung cấp số liệu mực nước tại từng thời điểm cụ thể giúp cho hoa tiêu dẫn tàu an toàn; các giải pháp nâng cấp, cải tạo tuyến luồng Vũng Tàu – Sài Gòn cho giai đoạn trước mắt và tương lai nhằm khai thác hiệu quả tối đa năng lực tự nhiên của luồng; thúc đẩy quá trình phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng biển và các dịch vụ kèm theo đối với hệ thống cảng biển nhóm 5, khu vực TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu; thúc đẩy quá trình phát triển đội tàu biển, ngành đóng sửa chữa tàu biển tại Việt Nam; nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh đối với các cảng biển trong khu vực Đông Nam Á. Đón đầu xu thế chuyển dịch cơ cấu đội tàu vận tải trên thế giới đối với các tuyến vận tải biển gần và trung đồng thời với quá trình "container" hóa trong vận tải hàng hóa hiện nay; nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong khu vực do việc giảm cước phí vận tải khi vận chuyển bằng các tàu biển có trọng tải lớn hơn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình tiếp cận, hình thành và ứng dụng các công nghệ tiên tiến về lĩnh vực hàng hải nói riêng và các lĩnh vực khai thác cảng khác (dịch vụ logistics) với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế, phí, các dịch vụ khác thông qua sản lượng hàng hóa tăng trưởng hàng năm; góp phần hướng tới thực hiện và cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2015-2020. Vụ trưởng Vụ KHCN Hoàng Hà tặng hoa chúc mừng Chủ nhiệm Đề tài Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá có tính khả thi cao, thiết thực, hữu ích trong tình hình hiện nay. ĐỖ VĂN THUẬN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :21659571
    • Online: 266