Trong thời gian qua, ngoài việc chủ động phối hợp với chủ tàu, chủ cảng và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng Phương án bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu có tổng trọng tải trên 200.000 DWT vào, rời các cảng khu vực Cái Mép (trong điều kiện luồng vào cảng chỉ được thiết kế, đầu tư xây dựng chuẩn tắc cho cỡ tàu 80.000 DWT); cho giàn khoan dầu khí, các tàu chở hàng hóa siêu trường, siêu trọng có tổng trọng tải trên 30.000 DWT vào, rời các cảng khu vực sông Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (trong điều kiện luồng vào cảng chỉ được thiết kế, đầu tư xây dựng chuẩn tắc cho cỡ tàu 10.000 DWT) …, nhận thấy trên thế giới, mô hình cảng biển thông minh (Smart Port) cùng với bản sao kỹ thuật số (Digital Twin) được ứng dụng hiệu quả tại Cảng Rotterdam (Hà Lan) – cảng biển cửa ngõ tại Châu Âu … bản sao kỹ thuật số (Digital Twin) được ứng dụng để thiết lập, theo dõi, vận hành các hoạt động vận chuyển và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng dựa trên các dữ liệu phân tích về thời tiết, địa lý, điều kiện thủy hải văn mang lại nhiều lợi ích như: hỗ trợ hoạt động quản lý, khai thác cảng; tối ưu hóa quá trình điều động tàu cập bến; giảm thời gian chờ tàu, tiết kiệm chi phí; nâng cao công tác bảo đảm an toàn trong hoạt động khai thác cảng; dự báo thời gian bảo trì thiết bị … và việc áp dụng thành tựu của công nghệ 4.0 để từng bước biến mục tiêu số hóa hạ tầng cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ sở dữ liệu, xây dựng bản sao kỹ thuật số, tiến đến xây dựng cảng thông minh là giải pháp, lựa chọn tối ưu để cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam trong việc áp dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động quản lý, vận hành hệ thống cảng biển, vì vậy Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã làm việc và đề nghị Công ty CP tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) phối hợp nghiên cứu giải pháp “số hóa” dữ liệu cảng biển Vũng Tàu.